Bản đồ số hóa 3D được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ

Bản đồ số hóa 3D được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ

Founder Trần Duy Hào cùng tập thể StarGlobal 3D cuối cùng đã “hái” được quả ngọt bởi “Hệ thống quản lý tương tác thông minh tích hợp thông tin thời gian thực với Bản đồ số hóa 3D/360” vừa được Cơ quan Sáng chế và Thương hiệu Mỹ USPTO cấp bằng sáng chế độc quyền cho giải pháp này. Với sự độc đáo mang tính cách mạng công nghệ của ý tưởng này và đã được triển khai thành hiện thực thông qua giải pháp Web / App tương tác thông minh 3D/360, StarGlobal 3D đã khẳng định vị thế trở thành Startup Việt duy nhất trên thế giới lĩnh vực công nghệ số hóa 3D.

Bản đồ số hóa 3D “made in Vietnam”‘ được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ

Bản đồ số của Star Global 3D cho phép người dùng “đi sâu” vào các không gian, tương tác trên thực tế ảo, thay vì chỉ xem bên ngoài như Google Street View.

Giải pháp “Hệ thống quản lý tương tác thông minh tích hợp thông tin thời gian thực bằng Bản đồ số hóa 3D/360” của Star Global 3D được Cơ quan Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (United States Patent and Trademark Office – USPTO) cấp Bằng phát minh sáng chế độc quyền (Patent) vào đầu năm 2021.

Bản đồ số hóa 3D "made in Vietnam"' được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ

Theo ông Trần Duy Hào – Founder & CEO Star Global 3D, bản đồ số hoá này có ý tưởng tương tự Google Street View, nhưng có nhiều tính năng ưu việt hơn. Công nghệ của Việt Nam có thể đi sâu vào nhà máy, bảo tàng, còn bản đồ đường phố của Google chỉ xem được không gian bên ngoài. Hơn nữa, bản đồ của Star Global còn tích hợp nhiều thông tin trên nền tảng 3D/360, cho phép người dùng tra cứu thông tin đa nền tảng. Hệ thống AI được tích hợp có thể thuyết minh, tương tác trên thực tế ảo, trở thành “all in one platform” (nền tảng tất cả trong một).

Hiện tại, vấn đề của công nghệ quét dữ liệu 3D truyền thống là lượng dữ liệu thu về từ “Bản sao kỹ thuật số 3D – Digital twin” tỷ lệ 1:1 rất lớn. Khối lượng hình ảnh lên đến hàng Terabyte (TB) khiến việc xử lý dữ liệu đòi hỏi máy tính cấu hình cao, người dùng cần những thiết bị chuyên dụng mới có thể sử dụng.

Bản đồ số hóa 3D được tạo ra như thế nào?

Giải pháp Star Global 3D đưa ra là kết hợp giữa hình ảnh 360 panorama và đám mây điểm (point cloud) có tọa độ (x,y,z). Cho phép đo chính xác kích thước của vật thể nào trong không gian 3D đã được số hóa. Hệ thống còn có thể tích hợp dữ liệu và thông tin đa phương tiện ở nhiều dạng khác nhau. Cụ thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, video; các bản vẽ, mô hình 3D vào trong không gian đã được số hóa. Hệ thống thể hiện trực quan hiện trạng của các vật thể và công trình với kích thước chính xác. Màu sắc trung thực và đầy đủ thông tin. Các thuộc tính ở vật thể cũng được truy xuất nhanh chóng và tiện lợi bằng cách tương tác trực tiếp trên màn hình thiết bị điện tử, điện thoại thông minh…

Người dùng còn có thể đấu nối, tích hợp dữ liệu thời gian thực từ các cảm biến IoT. Ví dụ như hệ thống chiếu sáng, thông số môi trường, trạng thái thiết bị, hệ thống điện; hệ thống camera quan sát dựa trên giải pháp “Web/ App tương tác thông minh 3D/360”. Các dữ liệu sẽ được hiển thị theo thời gian thực trong môi trường 3D. Điều này giúp cho việc lưu trữ, quảng bá, giám sát, điều khiển và quản lý vận hành trở nên đơn giản, dễ dàng và hiệu quả hơn. Hệ thống cho phép thiết lập việc phân quyền, giúp mọi tầng lớp người dùng dễ dàng thao tác. Làm việc trực tiếp như đang trong các điều kiện của thế giới thực.

Ứng dụng thực tiễn

Ví dụ về tính thực tiễn của ứng dụng công nghệ số hoá 3D. Ông Trần Duy Hào mô tả: “Trong bối cảnh dịch bệnh. Các nhà máy, sản xuất không thể tổ chức các tour tham quan cho khách hàng, sinh viên… Khi số hoá nhà máy trong không gian thực tế ảo. Người dùng từ khắp nơi trên TG có thể tham quan nhà máy chỉ với một chiếc máy tính, smartphone. Hệ thống AI có thể số hoá dữ liệu, tạo ra một vị giám đốc ảo hoặc hướng dẫn viên. Có khả năng dẫn mọi người đi tham quan hệ thống, trả lời trực tiếp mọi thắc mắc”.

Ứng dụng thực tiễn

Tương tự như trên, nếu ở bên trong các viện bảo tàng đã được số hoá 3D. Người dùng có thể tham quan bảo tàng trong không gian 3 chiều, chạm vào từng hiện vật; hoặc đọc thông tin dưới dạng văn bản hoặc nghe thuyết minh bằng giọng đọc của trí tuệ nhân tạo. Trước đây, khách tham quan chỉ ngắm hiện vật trưng bày qua tủ kính. Với công nghệ 3D, người dùng có thể xoay 360 độ hiện vật. Giúp người dùng ngắm nhìn kỹ hơn từng góc cạnh để có thể cảm nhận một cách chân thực nhất.

Làm chủ công nghệ để vươn ra “biển lớn”

Bà Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ – đơn vị được Star Global 3D số hoá dưới dạng 360 độ – đánh giá, các hiện vật được trình chiếu dưới dạng 3D tạo cho người xem cảm giác hấp dẫn, màu sắc lung linh. “Khách tham quan có thể cảm nhận được vết xước, chỗ mòn của con dao, mảnh rách trên vạt áo. Mhững minh chứng hùng hồn của các di chứng lịch sử”, bà Thắm cho biết. Ngoài ra, khách tham quan các phòng trưng bày có thể lựa chọn ngôn ngữ. Ngay cả khách tham quan trực tiếp, muốn xem hình ảnh dưới dạng số hoá cũng có thể quét mã QR để xem chi tiết hiện vật dưới dạng ảnh 3D.

Theo nhà sáng lập Star Global 3D, trong giai đoạn đại dịch diễn biến phức tạp như hiện nay. Số khách hàng tìm đến dịch vụ số hoá, đưa không gian thực lên website tăng gấp 3 lần. “Ngoài việc mang lại giá trị cho khách hàng, đối tác, điều chúng tôi tâm đắc nhất là mỗi dự án được số hóa 3D sẽ được lưu trữ trên không gian số và tồn tại mãi mãi, không bị tàn phai hoặc xuống cấp theo thời gian. Đó là ‘di sản số’ cho nhiều thế hệ mai sau”, ông Trần Thế Hào nói.

Làm chủ công nghệ để vươn ra "biển lớn"

Sau hơn ba năm hoạt động, Star Global 3D đã xây dựng được một hệ sinh thái phần mềm. Triển khai các dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như du lịch tương tác thông minh cho TP.HCM; bảo tàng tương tác thông minh cho Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ; nhà máy tương tác thông minh của tập đoàn Ajinomoto.

Khẳng định vị thế trong cuộc đua công nghệ

Vốn là người cầu toàn và luôn thận trọng trong từng bước đi của mình, trước khi đăng ký cấp bằng sáng chế, Founder Trần Duy Hào cùng đội ngũ của mình đã phải mày mò, tìm kiếm rất nhiều thông tin liên quan nhằm đảm bảo ý tưởng và giải pháp của mình không bị trùng lặp. Trong quá trình tra cứu, anh nhìn nhận có khá nhiều đơn vị làm về 3D và thực tế ảo nhưng cái người ta làm là giải quyết bài toán về mô phỏng, giả lập…chứ chưa đưa ra giải pháp chuyển không gian thực lên không gian số 3D một cách đầy đủ và toàn diện như ý tưởng của mình. Đó chính là cơ sở để anh bắt đầu hành trình xin cấp bằng sáng chế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *