Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạ; là bệnh đau mắt trẻ thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Ở trẻ em khả năng miễn dịch yếu hơn người lớn nên dễ bị mắc phải. Đặc biệt trẻ em đi học chung với nhau tốc độ lây lan càng nhanh. Mắt là cơ quan thị giác và có vai trò rất quan trọng mỗi chúng ta. Khi bị nhễm bệnh mắt của có hiện tượng sưng mí mắt, mắt đỏ, sự tích tụ gen ở mắt nhiều.. Vì vậy, khi trẻ có những dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ các bậc phụ huynh ngay lập tức đưa trẻ đi thăm khám tại các chuyên khoa mắt để thị lực của trẻ không bị ảnh hưởng. Không nên để lâu tránh hiện tượng nhiễm trùng máu.
Nguyên nhân của đau mắt đỏ ở trẻ
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu; khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa…
Thời điểm này, cơ thể con người, nhất là trẻ nhỏ là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi; hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm; dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.
Ngoài nguyên nhân chính là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bên cạnh đó, cũng có thể do môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… với người thân hoặc bạn bè đang bị bệnh.
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
- Cộm, ngứa, đau nhức, chói mắt, sợ ánh sáng, ra nhiều ghèn và thường xuyên chảy nước mắt. Trong đó, ghèn mắt thường có màu xanh hoặc vàng, kết thành từng cục, có độ dính cao nên nhiều bệnh nhi có biểu hiện hai mi mắt dính vào nhau khi vừa ngủ dậy.
- Kết mạc phù nề, mí mắt sưng, xuất huyết dưới kết mạc.
- Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở một bên mắt, sau vài ngày thì lan sang mắt còn lại.
- Khó nhìn (nhưng thị lực không suy giảm)
- Có thể bị sốt nghẹ, họng đỏ, sưng hạch sau tai hoặc hạch góc hàm.
Sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây lan rất cao và dễ gây thành dịch trong cộng đồng. Bệnh lây từ người bệnh sang người lành thông qua các chất tiết của đường hô hấp; nước bọt và dịch tiết của mắt khi dùng chung khăn mặt, cốc nước, các vật dụng dính chất tiết của người bệnh hay tắm chung hồ bơi.
Virus gây bệnh đau mắt đó có nhiều trong ghèn mắt và nước mắt của người bệnh nên có thể lây qua:
- Đồ dùng sinh hoạt: Dùng chung gối, chung khăn, chậu rửa mặt, bể bơi… với người bệnh; hoặc người bệnh dụi mắt rồi dùng tay cầm nắm những đồ dùng chung cũng có thể khiến bệnh lây lan. Ngoài ra, ruồi cùng là “phương tiện vận chuyển” virus gây bệnh.
- Đường nước bọt: Do nước mắt tiết ra thóat xuống mũi họng qua lệ đạo, nên khi hắt hơi, ho, hoặc trò chuyện với nhau thì virus cũng có thể bị phát tán và lây lan qua người khác.
Kinh nghiệm chữa đau mắt đỏ ở trẻ em nhanh khỏi
- Đến cách cơ sở y tế chuyên khoa để khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
- Tuyệt đối không tự mua thuốc nhỏ mắt;
- Bổ sung vitamin C, vitamin nhóm B, ăn uống đủ dinh dưỡng và dùng thuốc điều trị theo toa được bác sĩ kê.
Các biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ ở trẻ
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, không dùng chung đồ sinh hoạt hay thuốc nhỏ mắt với người khác.
- Đeo kinh mắt khi đi đường và vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý;
- Rửa tay thường xuyên với xà bông diệt khuẩn, đặc biệt là trước và sau khi sờ vào mắt, mũi.
- Khi trong nhà có người bị bệnh, cần cách ly người bệnh ngay.
- Khi trẻ bị bệnh, các mẹ cần chú ý tránh đưa trẻ tới nơi đông người, nếu bắt buộc thì dùng kính, khẩu trang che chắn cẩn thận nhằm tránh phát tán virus gây bệnh và cũng để bệnh không nặng lên.