Bệnh quai bị là bệnh thường gặp ở tất cả mọi người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trước khi bị bệnh trẻ sẽ cảm thấy khó chịu; ngứa ngáy trong người và có thể lên cơn sốt. Biểu hiện nhận biết ra bên ngoài là bị sưng tuyến mang tai. Quai bị do loại virus Paramyxovirus gây nên, vì vậy hiện tại chưa có loại thuốc nào đặc trị nào điều trị được loại virut này cả. Trẻ bị bệnh nếu được điều trị kịp thời người bệnh sẽ khỏe lại trong vòng tuần lễ. Nhưng trường hợp không biết trẻ bị bệnh, thời gian kéo dài lâu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác cho trẻ. Đặc biệt đối với bé trai nếu bị bệnh kéo dài có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên lờ là và khi có những dấu hiệu bệnh cần có biện pháp phòng ngùa hợp lý.
Quai bị là bệnh gì?
Quai bị là căn bệnh không hề hiếm ở nước ta, theo ghi nhận; mỗi năm ở Việt Nam có hàng ngàn trường hợp mắc quai bị được ghi nhận. Tuy là căn bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc đặc trị và có nhiều biến chứng phức tạp nhưng phần đông người dân thường lơ là; chỉ chữa bệnh khi mắc phải chứ không có ý thức cao trong việc phòng ngừa quai bị.
Quai bị là bệnh do virus Paramyxovirus gây nên. Bệnh chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh; xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể…
Nếu như bị bệnh quai bị bạn cần phải có chế độ kiêng hợp lý; theo như những nghiên cứu cho thấy bệnh quai bị có thể mang đến những căn bệnh nguy hiểm như ở nam giới có nguy cơ bị viêm teo tinh hoàn; còn ở nữ giới bị suy buồng trứng, nó đều liên quan đến những cơ quan chủ quản quan trọng đối với con người.
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi
- Hắt hơi hoặc ho.
- Sử dụng cùng dao kéo và đĩa với một người bị nhiễm bệnh.
- Chia sẻ đồ ăn thức uống với người bị nhiễm bệnh.
- Hôn nhau.
- Một người bị nhiễm bệnh chạm vào mũi hoặc miệng của họ và sau đó truyền nó lên một bề mặt mà người khác có thể chạm vào như uống chung ly nước…
Bệnh đã bắt đầu lây cho người tiếp xúc một tuần trước khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sưng tuyến mang tai và có thể tiếp tục lây nhiễm 2 tuần sau đó; thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.
Trẻ bị quai bị nên kiêng cữ những gì?
Bệnh quai bị là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện ở trẻ em. Và thường xuất hiện vào mùa hè mà cũng có khi cả năm, biểu hiện của bệnh trẻ thường bị sốt; sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Nếu biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời thì bệnh không để lại hậu quả gì. Đối với những người bị bệnh quai bị kiêng gì? Những gợi ý sau giúp bạn thêm kiến thức phòng bệnh cho bé hiệu quả.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người khác để phòng tránh lây nhiễm cho người khác
- Nên cách ly người bệnh 2 tuần khi phát hiện bị bệnh
- Kiêng nước lạnh kiêng gió
- Nghỉ ngơi và hạn chế vận động nhiều
- Người bị quai bị cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và xúc miệng với nước muối sinh lý
- Bên cạnh đó người bị bệnh quai bị cần kiêng những đồ ăn chua và những chất có tính kích thích, những thực phầm này vô tình làm cho quai bị sưng to
- Không nên ăn những đồ làm từ bột nếp và những thực phẩm khó tiêu, và cá mè, cá chép
- Không nên tự sử dụng thuốc đắp lên những vùng quai bị bị sưng; phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bị bệnh quai bị nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ; bệnh nhẹ nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Những danh sách bệnh quai bị kiêng những gì bên trên giúp bạn có thể điều trị bệnh hiệu quả.