Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu, khi gặp thời tiết thay đổi cũng dễ khiến trẻ bị ốm; trẻ sẽ bị ho, lên cơn sốt và đau họng… Bệnh tai mũi họng là những cơ quan tiếp xúc với nhau và thông ra môi trường ben ngoài. Nên khi môi trường thay đổi bất thường, kèm theo các tác nhân bất lợi thi tai mũi họng của trẽ sẽ bị ảnh hưởng.Vì vậy bệnh tai mũi họng là bệnh lý rất dễ mắc phải ở trẻ nhỏ; thường gặp là bệnh viêm nhiễm niêm mạc Để phòng tranh bệnh tai mũi họng cho trẻ, các mẹ cần chủ động các biện pháp để phòng tránh bệnh cho trẻ. Dưới đây là một số thông tin về bệnh lý, mời quý bạn đọc theo dõi để có biện pháp phòng bệnh cho trẻ khi bị nhiễm bệnh.
Dấu hiệu trẻ bị bệnh tai mũi họng
- Quấy khóc liên tục, mệt mỏi, chán ăn
- Đau rát họng: Tình trạng đau rát; sưng tấy họng thường xảy ra khi trẻ bị viêm họng và viêm amidan.
- Khó nuốt: khi ăn nếu trẻ bị khó nuốt hoặc nuốt vướng, ba mẹ nên cho bé gặp bác sĩ; vì đó có thể là biểu hiện của bệnh viêm họng – viêm thanh quản, viêm amidan…
- Ho: trẻ có ho khan lúc ban đầu, sau đó ho có đờm; dần dần đờm có thể chuyển sang dạng đặc, xanh và có mùi tanh.
- Đau tai: Đây là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm tai giữa. Cơn đau sẽ lan dần theo nhịp đập của mạch, ra sau tai; tới vùng thái dương rồi xuống hàm khiến người trẻ không ngủ được.
- Ù tai: trẻ bị ù tai có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý tai ngoài như quá nhiều ráy tai; viêm ống tai ngoài, có nhọt hoặc dị vật trong tai, hay nghiêm trọng hơn như viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm tắc vòi nhĩ,…
- Sốt: có thể trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao lên đến 39-400C
- Nghẹt, tắc mũi: trẻ ngạt mũi, khó thở có thể là triệu chứng của viêm xoang, dị vật trong mũi,…
- Chảy nước mũi: Trẻ bị chảy nước mũi, ban đầu nước mũi loãng và trong; sau có thể chuyển sang dạng đặc, màu xanh và có mùi tanh.
Trẻ bị bệnh tai mũi họng do đâu
- Điều kiện thời tiết: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa; thời tiết nóng ẩm mưa nhiều với 4 mùa trong một năm. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút phát triển tấn công cơ thể gây bệnh.
- Môi trường: Theo kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy; việc thường xuyên sống trong môi trường nhiều khói bụi rất dễ gây ra bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh: Lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị khiến cơ thể bị “nhờn” thuốc.
- Cơ địa bị dị ứng: Một vài trường hợp mắc bệnh về tai mũi họng; do tình trạng dị ứng khi tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, lông xúc vật…
Cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Những căn bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng luôn là các bệnh mà trẻ dễ gặp phải; do đó cách tốt nhất để có thể phòng tránh bệnh tai mũi họng cho trẻ đó chính là các bậc cha mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Cha mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, uống đủ nước; và tuyệt đối tránh cho trẻ tiếp xúc với các môi trường có nhiều bụi bặm và khói thuốc. Trong các bữa ăn của trẻ, cần cung cấp những chất bổ dưỡng như sữa; thịt, cá, trứng, rau xanh, hoa quả….
Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ
Bên cạnh đó, các cha mẹ cũng cần đề phòng cho trẻ những căn bệnh khác có nguy cơ làm giảm sức đề kháng của trẻ như tiêu chảy. Để làm được vậy, nên giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách cho trẻ rửa tay chân thường xuyên; giữ vệ sinh thực phẩm, đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh cho trẻ. Vào những khi thời tiết thay đổi, trời lạnh; cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ, đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh dẫn đến mắc các bệnh về mũi họng.
Cùng với đó, các bậc cha mẹ nên chú ý thường xuyên vệ sinh nhà cửa; luôn giữ nhà của thông thoáng và tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như quần áo bẩn…. Rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác đánh răng; rửa mặt, súc miệng thường xuyên sẽ là phương pháp hữu hiệu ngăn ngừa vi khuẩn có thể tấn công trẻ.
Tránh các thói quen không tốt cho sức khỏe
Không để trẻ ngoáy mũi thường xuyên khi trẻ bị viêm mũi; nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của viêm mũi, chảy mũi cần phải xì mũi thường xuyên để mũi thông thoáng; và trẻ sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Bởi nếu để trẻ ngoáy mũi nhiều sẽ gây tổn thương cho niêm mạc mũi; vỡ mạch máu và gây chảy máu khiến cho mũi bị nhiễm khuẩn.
Hy vọng rằng với bí quyết phòng bệnh tai mũi họng hữu hiệu cho trẻ; trong bài viết trên sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc con; để trẻ không bị mắc các bệnh lý về tai mũi họng khi thời tiết giao mùa.