Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi và những điều cần biết

Bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm là một căn bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi khác nhau, không chỉ ở trẻ nhỏ mà người già cũng có nguy cơ cao bị mắc căn bệnh tâm thần này, đặc biệt những người trên 60 tuổi dễ mắc phải. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này thì rất nhiều. Chẳng hạn như: do cuộc sống về hưu rảnh rỗi, do hoàn cảnh gia đình lý tán, không hạnh phúc, do mâu thuẫn gia đình,…Bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết thường gặp và cách điều trị trầm cảm ở người caao tuổi

Nguyên nhân của bệnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người cao tuổi. Trong đó, phổ biến nhất những tác động của cuộc sống về hưu, thời gian rảnh rỗi nhiều, thay đổi chỗ ở, con cái hư hỏng, gia đình ly tán, mất mát tài sản, thói quen sinh hoạt không lành mạnh…Ở một số người cao tuổi, thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe, sự lão hóa và cô độc.

Nguyên nhân của bệnh

  • Gặp phải những khó khăn lớn: Khi vấp phải những khó khăn lớn trong cuộc sống như thất nghiệp, trục trặc trong tình yêu, hôn nhân, bị phản bội hay tổn thương về danh dự, tình cảm đều có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm ở người cao tuổi. Khi phải đối mặt với những khó khăn này, những người có xu thế trầm cảm cảm thấy bản thân bất lực, không thể vượt qua khó khăn, thậm chí họ tìm cách tránh đối mặt trực tiếp với những khó khăn đang diễn ra trước mắt.
  • Một số căn bệnh cũng dẫn tới trầm cảm ở người cao tuổi như bệnh Parkinson. Tuy nhiên trầm cảm xuất phát từ những căn bệnh rõ ràng thế này thường dễ dàng hơn trong điều trị so với những tổn thương tâm lí
  • Ốm đau: Trầm cảm ở người cao tuổi có thể khiến người bệnh ốm triền miên và ngược lại. Hoặc bạn được chuẩn đoán mắc một bệnh nan y nào đó, cảm giác tuyệt vọng, chán chường và cảm thấy cuộc sống xấu đi có thể cũng khiến bạn bị trầm cảm.

Những dấu hiệu nhận biết

Bên cạnh cảm giác buồn chán, người cao tuổi bị trầm cảm thường xuyên cảm thấy mệt mỏi; bực dọc, khó ngủ hoặc ngủ ít. Thậm chí, còn xuất hiện ý nghĩ tới cái chết để kết thúc tất cả. Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng, trầm cảm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài dấu hiệu dễ biết là tâm trạng đi xuống, thường xuyên cảm thấy buồn chán thì trầm cảm ở người cao tuổi thường có những biểu hiện sau đây:

– Chứng trầm cảm ở người cao tuổi khiến họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi; uể oải không rõ lý do hoặc đơn giản là cảm thấy mệt và không muốn làm bất cứ điều gì.

– Khó ngủ, ngủ ít, thường xuyên thức dậy sớm hơn 1 – 2 giờ so với thông thường và khó có thể tiếp tục giấc ngủ.

– Ăn mất ngon, ăn ít hoặc ăn quá nhiều. Mất thú vị, hứng thú hoặc mất quan tâm trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí.

– Khó khăn khi tập trung vào việc gì đó, chẳng hạn khi đọc báo hoặc xem truyền hình.

Cảm giác bứt rứt, bồn chồn, đứng ngồi không yên, lo lắng hơn bình thường.

– Có ý nghĩ buông xuôi, bỏ mặc bản thân hoặc gia đình, ý nghĩ tự cho mình không xứng đáng hoặc tự buộc tội bản thân.

– Đặc biệt có ý nghĩ tới cái chết. Tại một thời điểm nào đó; người cao tuổi mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng; thậm chí sẽ tới việc kết thúc tất cả.

Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi

Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi hiện nay, bao gồm dùng thuốc chống trầm cảm; trị liệu tâm lý và thư giãn luyện tập. Để tránh mắc trầm cảm, người cao tuổi nên tạo môi trường sống thoải mái; vui vẻ, hạn chế những cú sốc quá lớn về mặt tâm lý; và tránh những lao động quá vất vả để kiếm sống.

Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi

Ngoài ra, bản thân người cao tuổi cũng phải dự phòng tránh bị trầm cảm cho mình; bằng cách tham gia các hoạt động tập thể như các câu lạc bộ dưỡng sinh; tổ hưu trí, câu lạc bộ văn hóa – văn hệ… Đồng thời, xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích; vận động thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý.

Cố gắng giữ và đừng bỏ qua những sở thích hàng ngày của bản thân; cố gắng thử thêm những thú vui mới.  Giữ liên lạc với bạn bè, tham gia một số câu lạc bộ cho người già; câu lạc bộ sức khỏe, thể thao, tham gia đều đặn dù cho có lúc bạn cảm thấy chán ghét chúng; hãy cứ đi vì nếu dừng lại thì đồng nghĩa bạn đang đầu hàng trước bệnh tật. Đọc nhiều sách báo hoặc thường xuyên ghé thăm các thư viện; đó cũng là một thói quen tốt khiến bạn có mục đích để làm hàng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *