Hệ thống tiêu hóa ở trẻ em kém hơn so với người lớn; nên dễ mắc phải những vấn đề về hệ tiêu hóa, một trong số đó là bệnh tiêu chảy cấp. Trẻ bị bệnh, khiến cho trẻ đi nhiều lần hơn so với bình thường, phân dạng lỏng và có thẻ kèm theo máu. Khi bị tiêu chảy cấp kéo dài mà không được chữa trị, có thể gây tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Việc cung cấp các khoáng chất không đảm bảo gây ra tình trạng chậm lớn ở trẻ. Nhiều bậc phu huynh chăm sóc không đúng cách dẫn đến tình trạng bệnh diễn ra nặng hơn; ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ gặp những tình trạng tiêu chảy cấp; các bậc phu huy sẽ xử lý như thế nào cho đúng cách. Dưới đây là một số thông tin về bệnh tiêu chảy cấp, mời quý bạn đọc theo dõi.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì?
Tiêu chảy cấp ở trẻ là hiện tượng bé đi tiêu nhiều lần trong ngày; và thay đổi tính chất phân như phân lỏng hoặc toàn nước, có thể lẫn tia máu. Đối với trẻ bú mẹ có thể đi ngoài 5-7 lần/ngày sau khi bú sữa mẹ; phân sệt hoặc lợn cợn màu xanh, mùi chua… Trẻ bị tiêu chảy cấp có thể bị sốt, nôn ói, đau bụng; biếng ăn và quan trọng nhất là biểu hiện mất nước nặng có thể dẫn tới tử vong.
Tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ thường kéo dài không quá 14 ngày. Nếu các bé bị tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài. Những trường hợp bị tiêu chảy kéo dài không được điều trị sớm sẽ chuyển biến thành mạn tình và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Trẻ bị tiêu chảy cấp do những nguyên nhân nào?
Tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra. Đây là những tác nhân chính khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy cấp. Ở Việt Nam với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến cho trẻ rất dễ bị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn mà đặc biệt là do rotavirus hoành hành.
- Nhiễm trùng đường ruột: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ, đặc biệt là virut Rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, đại tràng, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.
- Nhiễm vi khuẩn: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài ở trẻ em và liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Bệnh thường do các vi khuẩn E.coli, Shigella, Campylobacter… gây ra.
Ngoài ra, tập quán ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh, nguồn nước bị ô nhiễm; chế viến thức ăn không đúng cách cũng gây tiêu chảy.
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cấp
Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và đặc biệt dưới 6 tháng dấu hiệu nhận biết là tần suất đi vệ sinh của bé trung bình từ 5-10 lần/ ngày. Phân của trẻ có thể lỏng hoặc sệt nhiều màu vàng, xanh, nâu.
Phân của bé khi bị tiêu chảy cấp thường lỏng nhiều, có nhiều nước, mùi hôi tanh. Trẻ sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn, đau bụng…
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em cần xử trí thế nào?
Trẻ bị tiêu chảy cấp nếu kèm theo sốt từ 38 độ trở lên các bạn cần cho bé uống thuốc hạ sốt. Lưu ý nên cho con uống thuốc hạ sốt paracetamol theo liều lượng 10 -15mg/kg/lần, tối đa 1 ngày uống 4 lần.
Tiếp đó các bạn nên cho bé uống thêm nhiều nước nhất là nước orezol. Vì khi bị tiêu chảy cơ thể bé rất dễ bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Uống nước Orezol sẽ giúp cho cân bằng điện giải hỗ trợ cải thiện tình trạng mất nước rất nhanh. Uống thuốc cầm tiêu chảy theo đơn của bác sĩ.
Trong quá trình bé bị tiêu chảy các bạn cần lưu ý thấy những dấu hiệu sau đây cần đi bệnh viện:
- Phân có lẫn máu và trẻ có dấu hiệu bị mất nước.
- Trẻ nôn ói nhiều dù đã cho uống ít nước.
- Trẻ không ăn uống được trong khi vẫn còn tiêu chảy.
- Trẻ đi nhiều và không đủ nước cho trẻ.
- Tiêu chảy cấp vẫn không hết sau 7 ngày.
- Trẻ có dấu hiệu sốt và đau bụng nhiều.
Để phòng ngừa tiêu chảy các bạn cần cho bé ăn chín, uống sôi giữ gìn vệ sinh thật tốt. Hãy cho bé đi tiêm vaxcin phòng tiêu chảy do Rotavirus.