Cùng tìm hiểu về bệnh gout

Bệnh gout

Bệnh gout là một căn bệnh về xương khớp thường xuất hiện ở những người trên 60 tuổi, đặc biệt là các đối tượng nam giới. Bệnh gout có 3 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn đầu chưa có triệu chứng rõ ràng, giai đoạn thứ hai là cấp tính và giai đoạn cuối cùng là mạn tính. Bệnh này có thể gây ra những biến chứng khá nguy hiểm. Bệnh này là do nồng độ acid uric trong máu quá cao. Chúng tôi sẽ đề cập đến nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả và những triệu chứng thường gặp của bệnh gout qua bài viết này.

Nguyên nhân gây bệnh gout là do đâu?

Bệnh gout xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Acid uric hình thành do quá trình phân hủy purin – hợp chất được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể và một số thực phẩm quen thuộc như: Thịt, nội tạng, bia, rượu…

Nguyên nhân gây bệnh gout là do đâu?

Thông thường, acid uric hòa tan trong máu, đi qua thận và được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc thận bài tiết quá ít sẽ khiến chúng tích tụ trong máu, hình thành các tinh thể muối urat sắc nhọn tại khớp gây đau, viêm và sưng.

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nồng độ acid uric trong máu, phổ biến nhất là:

– Chế độ ăn: Một chế độ dinh dưỡng nhiều thịt, hải sản, nước ngọt đóng chai, bia,

– Do di truyền: Nếu trong gia đình có người bị gout thì bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn.

– Do sử dụng thuốc điều trị kéo dài: Việc sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc điều trị bệnh ung thư, hóa trị, xạ trị, thuốc lợi tiểu… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

– Mắc các bệnh về thận: Thận có vai trò quan trọng trong việc đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có acid uric.

Khi thận yếu và hoạt động kém hiệu quả, khiến acid uric không được đào thải ra ngoài mà mắc kẹt và tích tụ tại khớp, dẫn đến tình trạng bệnh gout.

Điều trị bệnh này bằng thảo dược

Theo chuyên gia, các phương pháp điều trị gout; hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào mục tiêu: Chống viêm, giảm đau, tăng đào thải, giảm tổng hợp acid uric. Do vậy, với nhiều bệnh nhân có cơn đau gout; họ phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc một lúc nhằm giảm đau, ngăn ngừa tái phát.

Sử dụng thuốc tây có thể cho hiệu quả nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng gan; thận, dạ dày và gây nhờn thuốc. Nhận thấy những khó khăn trong việc kiểm soát bệnh gout, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm chứa thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên dưới dạng viên uống tiện dùng, rất phù hợp cho người bận rộn.

Nghiên cứu tại Trường Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2014 đã chứng minh; trong trạch tả chứa hoạt chất quý có tác dụng tăng cường chuyển hóa, lợi tiểu; đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, bệnh gout sẽ ít tái phát và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa nhiều thành phần khác như: Ba kích, nhàu; hạ khô thảo giúp tăng cường chức năng gan, thận, từ đó đào thải acid uric; và đưa nồng độ acid uric về ngưỡng cho phép; Nhọ nồi, hoàng bá, thổ phục linh giúp giảm triệu chứng sưng, đau khớp, cải thiện vận động khi cơn gout cấp xuất hiện.

Triệu chứng thường gặp của bệnh gout

Bệnh gout thường xảy ra đột ngột và xuất hiện những cơn đau nhức vào ban đêm. Trường hợp mới ở giai đoạn đầu chưa có triệu chứng rõ rệt, chỉ đến khi xét nghiệm máu nồng độ acid uric cao mới phát hiện ra. Tuy nhiên khi đến giai đoạn bệnh gout cấp và mạn tính sẽ có những triệu chứng đặc trưng như:

  • Các cơn đau khớp dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm
  • Đau nhiều hơn khi chạm vào
  • Khớp sưng tấy, nóng đỏ
  • Xung quanh khớp sưng tấy nóng lên

Triệu chứng thường gặp của bệnh gout

Sau một vài ngày khi các cơn gout có thể dịu đi nhưng với trường hợp nặng cơn đau có thể xảy ra trong vài tuần. Ở giai đoạn bệnh gout mạn tính còn xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Xuất hiện hạt tophi dưới da
  • Tổn thương các khớp
  • Gây nên tình trạng sỏi thận

Ngoài ra, các vị trí dễ gặp phải các cơn đau gout tấn công như:

  • Bệnh gout ở tay, các khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay
  • Bệnh gout ở mắt cá nhân
  • Bệnh gout ở gót chân, band chân, ngón chân cái
  • Bệnh gout ở đầu gối

Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Gout được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị trị kịp thời. Ở giai đoạn đầu bệnh gout không đe dọa tới tính mạng như bệnh tim hay đột quỵ nhưng về lâu dài hoàn toàn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến dạng các khớp
  • Hạn chế vận động, thậm chí gây tàn phế
  • Nếu hạt tophi vỡ ra có thể gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết
  • Tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ dẫn đến tình trạng suy thận, tăng huyết áp
  • Gây mất thẩm mỹ và phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ các khớp hư hỏng hoặc loại bỏ hạt tophi.
  • Có nguy cơ cao mắc sỏi thận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *