Mẹ bầu ở thời kỳ mang thai cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Rau là thực phẩm giàu dưỡng chất. Tuy nhiên không phải rau nào mẹ bầu cũng có thể ăn được. Mỗi loại rau có những hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, nếu ăn không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và để lại tác dụng phụ rất nguy hiểm. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ chỉ ra những loại rau tốt và những loại bà bầu cần phải kiêng để tránh những hậu quả về sau.
Những loại rau mẹ bầu cần phải kiêng?
Lá rau ngót
Rau ngót là một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Rau ngót chứa vitamin B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho,…những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, dù giàu dinh dưỡng, rau ngót vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được bổ sung đúng cách. Rau ngót chứa hàm lượng papaverin lớn – một chất kích thích có tác dụng giãn cơ trơn mạch máu, làm giảm đau, hạ huyết áp đồng thời cũng có nhiều nguy cơ đối với việc sảy thai do kích thích tử cung co bóp. Rau ngót có thể cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho bởi chất glucocorticoid, gây mất ngủ, chán ăn nếu sử dụng quá nhiều.
Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên kiêng ăn rau ngót để đảm bảo sức khỏe. Dù qua giai đoạn này, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn ít hơn 30g rau ngót theo hellobacsi.com.Ngoài ra, mẹ bầu tuyệt đối không ăn rau ngót sống, nước ép rau ngót để tránh bị ngộ độc.
Quả mướp đắng
Trong danh sách “Bầu kiêng ăn rau gì“, mướp đắng là một trong những thực phẩm cần phải được lưu ý. Thông thường, mướp đắng là một loại thảo dược rất tốt cho cơ thể. Mướp đắng có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim,…
Tuy nhiên, với phụ nữ có thai, mướp đắng có thể dọa sảy thai khi gây ra cơn co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai, đẻ non. Ăn nhiều mướp đắng có thể gây đầy hơi, đau bụng, ợ nóng; gây ngộ độc nhức đầu, nôn mửa…
Bởi vậy, mẹ bầu nên kiêng ăn mướp đắng. Đặc biệt là đầu thai kỳ, mẹ tuyệt đối không được ăn thực phẩm này.
Măng tươi và khô
Măng cũng là một thực phẩm cần lưu ý nếu mẹ quan tâm đến vấn đề bầu kiêng ăn rau gì. Măng là một loại rau chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các món ăn chế biến từ măng thường dễ ăn, ngon miệng, hạn chế cảm giác ốm nghén ở mẹ.
Song, trong măng có axit cyanide. Khi vào dạ dày, chất này có thể gây ngộ độc với những triệu chứng như buồn nôn, khó thở, đau đầu,… Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. Nếu muốn ăn, mẹ cần phải luộc chín và luộc qua ít nhất 2 lần nước để loại bỏ chất độc có trong măng.
Lá rau răm
Rau răm là một thực phẩm thường thấy trong thực đơn Việt. Rau răm khi ăn sống có tác dụng tiêu thực, ấm bụng, tán hàn. Song việc ăn nhiều rau răm đầu thai kỳ có thể khiến mẹ mất máu. Trong rau dăm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Bởi vậy, để giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong thai kỳ, mẹ không nên ăn loại rau này.
Lá rau chùm ngây
Rau chùm ngây cũng là một thực phẩm cần chú ý trong danh sách “Bầu kiêng ăn rau gì“. Đây cũng là một loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, chùm ngây có chứa alphasitosterol, một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, gây sảy thai. Bởi vậy, mẹ bầu không nên ăn thực phẩm này, nhất là đầu thai kỳ.
Mẹ bầu nên ăn rau gì?
Bên cạnh những thực phẩm trong danh sách “Bầu kiêng ăn rau gì?“, mẹ bầu cũng nhớ lưu ý những loại rau phù hợp trong thai kỳ. Dưới đây là một số lưu ý của tdifor dành cho mẹ:
Quả ớt chuông
Ớt chuông có hàm lượng vitamin C cao gấp 3 lần so với cam. Ớt chuông giúp mẹ nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, loại quả này còn giúp mẹ hấp thụ sắt tốt hơn, giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể chế biến ớt chuông thành nhiều món ăn như ớt chuông xào thịt bò, ớt chuông nhồi cá thát lát,…
Công dụng của ớt chuông bao gồm:
Ngăn ngừa thiếu máu: Bà bầu ăn ớt chuông giúp hấp thụ chất sắt nhanh hơn, ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả.
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Folate là một dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình mang thai, nó giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Điều hòa huyết áp: Khoáng chất kali trong cơ thể có tác dụng giúp tăng cường cơ bắp và điều hòa huyết áp.
Giúp chống viêm: Ớt chuông đỏ là một thực phẩm có tác dụng chống viêm rất cao. Bởi nó chứa nhiều chất phytochemical và carotenoid, đặc biệt là beta-carotene. Đây là những dưỡng chất có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm rất tốt. Vì thế, bà bầu ăn ớt chuông là một việc đúng đắn.
Bắp ngô
Ngô là sự lựa chọn tuyệt vời trong danh sách thực phẩm “Bầu ăn rau gì tốt?”.
Ngô là một ngũ cốc phổ biến, chứa một hàm lượng dinh dưỡng gồm các loại vitamin, tinh bột, chất đạm, chất xơ chất béo không bão hòa,… Ngô có thể giúp mẹ bầu:
Chống táo bón trong quá trình mang thai
Giảm thiểu khả năng dị tật bẩm sinh cho bé
Cải thiện hệ miễn dịch cả mẹ và bé
Thúc đẩy phát triển não bộ và hệ xương, mắt của bé
Rau bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như axit folic, magie, phốt pho,… và các vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai. Bông cải xanh giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa thiếu máu và tình trạng loãng xương.
Trên đây là một số gợi ý của Mamamy về dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, mẹ cũng cần chú ý lựa chọn những thực phẩm sạch, an toàn và hạn chế sử dụng những sản phẩm đóng hộp. Chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp chính là “chìa khóa” để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ. Để tìm hiểu thêm thông tin về dinh dưỡng cho mẹ bầu; mẹ nhớ đón đọc những bài viết tiếp theo trên Góc của mẹ nhé!