Đột quỵ dễ xảy ra vào mùa nắng nóng
Các thống kê cho thấy, tỷ lệ đột quỵ ở người già thường xảy ra vào buổi chiều tối, nửa đêm hoặc về sáng sớm, thời điểm mà thân nhiệt có nhiều thay đổi. Nhiệt độ càng cao thì mức độ đột quỵ càng nặng. Một số dấu hiệu của đột quỵ do nắng nóng như mặt đỏ bừng, nhiệt độ cơ thể cao, buồn nôn, mạch nhanh, chóng mặt và không tiết mồ hôi dù thời tiết vô cùng nắng nóng.
Để hạn chế nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng, người cao tuổi nên hạn chế đi ra ngoài trời vào khung giờ cao điểm từ 10h – 16h hàng ngày. Ngoài ra, cần đội mũ rộng vành, kính râm, áo chống nắng mỗi khi ra ngoài. Trường hợp sử dụng điều hòa nên để mức nhiệt từ 26-28 độ C. Ngoài ra, tăng cường rau xanh và bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Bệnh về da như viêm da dị ứng gây ngứa
Vào mùa nắng nóng, người già cũng rất dễ mắc một số bệnh về da như viêm da dị ứng gây ngứa. Ngứa không chỉ xuất hiện ở một vùng của da mà còn lan ở nhiều nơi. Thậm chí, có trường hợp viêm da dị ứng nhiễm trùng gây mưng mủ, lở loét.
Bệnh zona (còn gọi là giời leo) do virus Herpes Zoster gây ra và thường ký sinh sẵn trong cơ thể người đã từng bị thủy đậu. Sự thay đổi nhiệt độ kèm theo sức đề kháng yếu nên tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh zona “tấn công” người cao tuổi.
Dày sừng da (đồi mồi) cũng thường gặp ở những người sau tuổi 50. Nguyên nhân là do quá trình lão hóa da. Đồi mồi thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, cánh tay và ở những nơi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ban đầu, các đốm này màu nâu nhạt, sau đó ngày càng trở nên đậm màu hơn với kích thước to nhỏ không đều.
Bệnh về đường hô hấp như viêm phổi
Do thói quen sinh hoạt chưa hợp lý, chẳng hạn như ngồi điều hòa thường xuyên ở nhiệt độ thấp, tắm ngay sau khi đi ngoài nắng về… có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, trường hợp nặng có thể viêm phổi, viêm phế quản.
Với những người cao tuổi bị viêm phế quản mạn tính hoặc hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể làm bệnh tái phát. Do đó, khi ở ngoài nắng về tốt nhất nên nghỉ ngơi từ 15 – 30 phút trước khi tắm hoặc vào phòng điều hòa.
Bệnh tim mạch cũng hay xảy ra vào mùa nắng nóng
Đây là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi vào mùa nóng. Nguyên nhân là do người cao tuổi thường dễ mất nước do đổ nhiều mồ hôi nhiều dẫn đến mất nước và chất điện giải. Tình trạng này kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày có thể gây ra một số vấn đề về tim mạch như: tim đập nhanh hơn, tụt huyết áp (nhất là những người có tiền sử huyết áp thấp). Trong khi đó, khi cơ thể mất nước và chất điện giải thì khả năng tự điều chỉnh khá khó khăn.
Mất nước và chất điện giải liên tục trong nhiều giờ; nhiều ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch như: tim đập nhanh hơn; huyết áp có thể bị tụt (đặc biệt là ở những người có tiền sử huyết áp thấp). Khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải thì khả năng tự điều chỉnh rất khó khăn. Do đó, nếu cơ thể mất nước nhẹ thì sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, bủn rủn tay chân, chóng quên và hay cáu gắt; nếu mất nước nặng hơn có thể truỵ tim mạch.
Lưu ý, người cao tuổi nếu có bệnh tăng huyết áp mà bị lạnh đột ngột; (tắm nước lạnh, trong điều hòa có nhiệt độ thấp quá); rất có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm, nếu nhẹ huyết áp tăng gây hoa mắt chóng mặt; buồn nôn, nôn, nhức đầu, loạn nhịp tim; nặng có thể xuất huyết não, đột quỵ.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh thường gặp vào mùa nắng nóng. Nguyên nhân là do ăn uống không đảm bảo vệ sinh như ăn rau sống; uống nước đá nhiễm khuẩn, ăn tiết canh hoặc các thực phẩm bị ô nhiễm…
Ở một số người cao tuổi, nếu chế độ ăn uống không hợp lý có thể gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa; như khó tiêu, chướng bụng, táo bón… khiến người gia mệt mỏi, lo lắng. Nếu bệnh lặp đi lặp lại sẽ khiến sức khỏe suy giảm; và nguy cơ mắc các bệnh tiết niệu, nội tiết…
Để đảm bảo sức khỏe, người cao tuổi cần có chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất; thực hiện ăn chín uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ…
Bệnh xương khớp
Đau nhức xương khớp là bệnh người cao tuổi thường gặp phải nhất vào mùa đông; tuy nhiên thời tiết nóng nực vào ngày hè và thay đổi nhiệt độ đột ngột; cũng sẽ làm xuất hiện đau nhức xương khớp.
Đau nhức xương khớp vào mùa hè ở người cao tuổi thường xuất hiện ở các khớp gối; cột sống thắt lưng, khớp bàn tay, bàn chân. Bệnh đau xương khớp càng tái phát nhiều hơn, nhất là đau các khớp vai gáy; đau nhức khớp gối khi người cao tuổi bị mất ngủ; trằn trọc do không khí oi bức vào mùa hè ngay cả vào ban đêm.
Vì thế, người cao tuổi cần phải giữ giấc ngủ được ngon giấc; hàng ngày nên xoa bóp nhẹ các bắp cơ, vùng xương khớp; nên tập luyện thể dục dưỡng sinh hoặc các môn thể thao nhẹ nhàng cho người cao tuổi.