Giai đoạn mới lúc mang thai, hầu hết các bà bầu đều lo lắng làm sao để có đủ dưỡng chất cho mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải loại thưc phẩm nào cũng tốt cho người mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu. Vì nếu ăn chúng vào giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như gây co thắt dạ con, gây bệnh, có thể dẫn đến sẩy thai. Biết được điều đó, chuyên mục dinh dưỡng cho mẹ bầu hôm nay đã tổng hợp và gửi tới bạn những loại thực phẩm bà bầu nên kiêng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cùng tham khảo bài viết sau nhé.
Mẹ bầu tháng thứ nhất nên kiêng gì?
Tháng đầu của thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Đây là giai đoạn kéo dài từ khi trứng chuẩn bị rụng cho đến khi kết thúc tuần thứ 4. Đây là giai đoạn phôi thai trải qua những bước phát triển quan trọng nhất! Câu hỏi “Mới có thai nên kiêng gì?” được nhiều bà bầu quan tâm.Trong giai đoạn này, bà bầu cần kiêng:
Các loại thực phẩm gây co thắt dạ con: dứa; đu đủ xanh; cam thảo là các loại thực phẩm gây co thắt dạ con. Tuyệt đối không được ăn. Bởi trong 3 tháng đầu tiên, tình trạng thai nhi chưa ổn định nên các cơn co thắt tử cung dễ gây sảy thai.
Phô mai mềm: Một số loại phô mai mềm như Bergader; Bleu d’Auvergne; Wensleydal được làm từ các loại sữa chưa qua tiệt trùng và có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.
Các loại cá chứa nhiều thủy ngân: cá ngừ xanh; cá kiếm; cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển); cá thu; lươn vàng; trứng cá tầm muối là các loại cá chứa nhiều thủy ngân. Bởi thủy ngân có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Mẹ bầu tháng thứ hai không nên ăn gì ?
Đây là giai đoạn các dấu hiệu mang thai đã rõ ràng. Bà bầu thực sự đã có nhận thức rõ ràng về những việc nên và không nên làm. Bao gồm cả việc tìm hiểu mới có thai không nên ăn gì. Ngoài các loại thực phẩm không được ăn trong tháng thứ nhất như đã kể trên. Trong tháng thứ hai này, bạn cũng nên kiêng khem thêm một vài món gây hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi như:
Pate: Pate có thể chứa vi khuẩn Listeria gây hại
Sữa tươi chưa tiệt trùng: Tươi không có nghĩa là sạch! Sữa chưa tiệt trùng có thể chứa các loại vi khuẩn có hại và các mầm bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và phôi thai.
Đồ uống có cồn: Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn không những làm hại lá gan của mẹ mà còn khiến phôi thai đối diện với nguy cơ dị tật cao.
Trứng chưa nấu chín (trứng ốp la, lòng đào) bởi trong trứng sống có thể chứa vi khuẩn salmonella nguy hiểm cho sự phát triển của phôi thai.
Gan: bởi trong gan chứa rất nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch và huyết áp. Chưa kể gan là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A vượt ngưỡng an toàn cho bà bầu – nguyên nhân dẫn đến các loại dị tật cho thai nhi.
Các loại xúc xích, thịt hun khói, giăm bông, nem chua, thịt chua: Nếu có ý định ăn những món này thì bạn cần nấu chín chúng cẩn thận. Tất cả các loại thịt chế biến này đều làm từ nguyên liệu tươi sống rất dễ gây ngộ độc thực phẩm
Mẹ bầu tháng thứ ba nên kiêng gì?
Đây là giai đoạn hình thành tất cả các cơ quan cần thiết cho bé, nên các bà mẹ cần đặc biệt cẩn trọng trong việc ăn uống. Điều thực sự quan trọng là nên thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày và lập 1 danh sách các loại thực phẩm tuyệt đối không được ăn.
Hãy chắc chắn rằng các loại thực phẩm nạp vào cơ thể giai đoạn này đảm bảo yếu tố giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các loại thực phẩm cần hạn chế đến mức tối đa (đã bao gồm các thực phẩm tháng 1 và 2) bao gồm:
Thức ăn nhanh: Hamburger, gà rán, khoai tây rán, pizza, nước ngọt, nước có ga…Rất nhiều loại thực phẩm ăn nhanh (fast food) với hàm lượng chất béo bão hòa cực lớn. Các loại thực phẩm này đã trải qua chế biến với nhiệt độ lớn khiến lượng dưỡng chất dinh dưỡng có lợi không còn lại bao nhiêu.
Đồ ăn đóng hộp: Những món đóng hộp thường chứa rất nhiều muối và gia vị, chúng dễ gây áp lực lên thận và khiến bà bầu dễ bị huyết áp cao. Khi mang thai, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều đang làm việc hết công suất và không nên tạo thêm áp lực cho chúng. Ngoài ra, tình trạng cao huyết áp sẽ khiến thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng dù bà bầu ăn rất nhiều.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Tháng đầu tiên
Để cải thiện tình trạng ốm nghén và đảm bảo sự phát triển của con, các chị em cần bổ sung các loại thực phẩm như:
Những loại giàu protein như các loại cá, thịt, và tinh bột. Ngoài ra, các mẹ nên bổ sung thêm sữa vào các buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để bổ sung canxi, chống bệnh còi xương, loãng xương cho bé.
Thường xuyên bổ sung sắt trong khẩu phần ăn của mẹ. Sắt có tác dụng bổ sung, thúc đẩy quá trình sản sinh máu, hạn chế tình trạng thiếu máu. Sắt thường có nhiều trong thịt bò và thịt lợn nạc. Thai phụ nên bổ sung các loại thịt đỏ này trong thực đơn hàng ngày.
Trong tháng đầu của thai kỳ, bà bầu nên ăn nhiều loại rau xanh, hạt ngũ cốc như: Măng tây, các loại đậu,…
Tháng thứ 2
Trong tháng này, các mẹ nên quan tâm đến chất lượng bữa ăn bằng việc làm phong phú thực đơn trong bữa ăn hơn:
Tiếp tục bổ sung Sắt và axit folic bằng việc ăn nhiều thịt bò, thịt lợn nạc, bông súp lơ, quả bơ, đậu bắp, măng tây,…
Các loại thực phẩm như: Hạt óc chó; bánh mì; các loại rau xanh; sữa; các sản phẩm chế biến từ sữa; trứng; thịt các loại cũng cần tăng cường trong thực đơn mỗi ngày cho thai phụ.
Tháng thứ 3
Các mẹ nên ăn nhiều rau, củ quả hơn trong tháng này. Một số loại rau bác sĩ khuyên dùng như: Bí đỏ; cà rốt; bông cải xanh; cải chíp; cải bó xôi; măng tây; ngô ngọt; khoai tây; khoai lang,…
Thai phụ cũng nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Các mẹ có thể sử dụng các loại nước ép sinh tố như: Nước táo ép; cam vắt; sinh tố bơ,…
Uống thêm sữa mỗi ngày.
Mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin bằng một số loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.