Trẻ sơ sinh bị viêm họng: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trẻ sơ sinh bị viêm họng

Bệnh viêm họng ở trẻ là điều mà các mẹ rất lo lắng khi thời tiết thay đổi. Khi trẻ bị viêm họng trẻ thường bị đau rát cổ họng, khi nuốt nước bọt xuống cổ họng sẽ cảm khó chịu; nặng có thể khiến trẻ bị sốt. Đặc biệt hơn là viêm họng ở trẻ sơ sinh, trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh các yếu tố bên ngoài. Khi trẻ sơ sinh bị viêm họng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gay ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ. Do trẻ còn quá nhỏ, sức đè kháng kém khả năng nhiễm bệnh cao, nếu trở nặng gây ra biến chứng khác như viêm thanh quản, viêm màng não… Vì vậy, khi trẻ sơ sinh có những biểu hiện bệnh lý cần được thăm khám và điều trị kíp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng

Phần lớn trẻ nhỏ bị viêm họng là do nhiễm virus, một số ít là do vi khuẩn gây ra. Các loại virus gây viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh như adenovirus, virus cúm nhóm rhinovirus.

Các loại virus này lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khi nói chuyện; ho, hắt hơi, hôn môi trẻ vô tình khiến các giọt nước bọt chứa virus bắn ra gây khiến bé bị viêm họng. Hoặc các virus ẩn nấp ở các đồ chơi mà trẻ thường sử dụng, trong quạt hoặc điều hòa,… Khi xâm nhâp vào cơ quan hô hấp (mũi, miệng) của trẻ gây viêm họng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm họng

– Viêm họng cấp: Nguyên nhân chính gây nên viêm họng cấp thường là; do thời tiết lạnh và độ ẩm không khí quá cao. Trẻ bị viêm họng cấp sẽ có dấu hiệu sốt cao (39-40 độ) kèm theo các triệu chứng; khàn tiếng, rát họng, họng đau khi nuốt thức ăn, hoặc nói, ho khan, chảy nước mũi… Do chưa có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nên trẻ sẽ diễn giải những triệu chứng trên bằng hành vi quấy khóc, bỏ bú, mệt mỏi.

Viêm họng cấp thường chỉ kéo dài 2 – 4 ngày, sau đó khỏi dần; tuy nhiên cũng rất dễ tái phát và có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: Viêm thanh quản cấp, viêm xoang cấp, viêm mủ tai giữa, mất nước do sốt cao; thậm chí là viêm màng não.

– Viêm họng do virus: Đây là tình trạng viêm họng do virus và liên cầu khuẩn gây nên. Ngoài những triệu chứng tương tự như viêm họng cấp; trẻ sẽ kèm theo biểu hiện: tuyến amidan sưng to, đỏ và xuất hiện đốm mủ hay vệt trắng; hạch cổ sưng đau; đau đầu, đau bụng, nôn ói, đau nhức cơ, sốt trên 39,5 độ.

Viêm họng do virus thực sự không thể xem thường vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm; thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Phòng ngừa viêm họng ở trẻ sơ sinh

Phòng ngừa viêm họng ở trẻ sơ sinh

Việc đầu tiên các mẹ cần làm để chữa viêm họng cho trẻ sơ sinh là phải tạo cho bé môi trường lý tưởng; không quá nóng cũng không quá lạnh. Nếu bé sốt nhẹ, mẹ có thể dùng khăn thấm nước ấm lau người cho bé, giúp bé hạ sốt. Đồng thời, chia nhỏ lượng sữa, cho bé bú thành nhiều lần thay vì cho bú lượng lớn liền một lúc.

Bên cạnh đó, các mẹ tuyệt đối không được tự ý cho bé sử dụng thuốc kháng sinh; hay các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng mà làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chức năng gan thận của trẻ. Nếu muốn chắc chắn hơn; hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia có uy tín.

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, nếu bé bị viêm họng khiến họng đau và sưng; thì mẹ cần cho bé bú nhiều sữa hơn, nếu bé vì đau quá mà bú ít; khó chịu thì mẹ có thể giảm lượng sữa mỗi lần bú lại và tăng số cữ bú. Với các bé bước vào tuổi ăn dặm thì thực đơn cho bé ăn dặm cần nghiền nhỏ hơn bình thường; cháo phải nấu loãng hơn để con có thể nuốt, tiêu hóa một cách dễ dàng.

Trên thực tế, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh hoàn toàn có khả năng “đối phó” với viêm họng; và bé sẽ tự khỏi trong vài ngày (trừ một vài trường hợp đặc biệt). Do đó, các mẹ không nên quá lo lắng; chỉ cần chăm sóc tốt sức khoe cho bé; quan sát các biểu hiện của bé thật cẩn thận để đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *